I. Đôi nét chung về Đài Loan
1.1.Vị Trí Địa lý
Đài Loan là tên gọi của một hòn đảo và một quần đảo tại Đông Á, bao gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ hơn xung quanh như quần đảo Bành Hồ, Lan tự, Lục đảo, và Tiểu Lưu Cầu. Hòn đảo chính nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan khoảng 180 kilômét (112 mi) và được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Quần đảo tạo thành phần lớn lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc (cũng thường gọi là Đài Loan), sau khi chính quyền này để mất Trung Quốc đại lục trong Nội chiến Trung Quốc. Đài Loan có biển Hoa Đông nằm ở phía bắc, biển Philippine nằm ở phía đông, eo biển Luzon nằm thẳng hướng nam và biển Đông nằm ở phía tây nam.
Đài Loan có diện tích 35.883 km2 (13.855 sq mi). Hòn đảo có sự tương phản, hai phần ba lãnh thổ ở phía đông chủ yếu là vùng núi non hiểm trở thuộc năm dãy núi chạy từ phía bắc đến mũi phía nam của đảo, trong khi phía Tây là các đồng bằng từ bằng phẳng đến lượn sóng thoai thoải – nơi sinh sống của hầu hết dân cư Đài Loan. Đỉnh núi cao nhất Đài Loan là Ngọc Sơn với cao độ 3.952 mét (12.966 ft), và có năm đỉnh núi khác cao trên 3500 mét. Điều này đã khiến cho Đài Loan trở thành đảo cao thứ tư thế giới.
Phần lớn phía đông Đài Loan là đồi núi, với các đồng bằng có độ dốc thoai thoải ở phía tây. Quần đảo Bành Hồ nằm ở phía tây đảo Đài Loan (ảnh chụp từ vệ tinh).
1.2.Khí Hậu
Khí hậu trên đảo nói chung là khí hậu nhiệt đới đại dương và biến đổi nhiều theo mùa ở phần phía bắc và các vùng đồi núi. Khí hậu có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 25 độ C đến 28 độ C. Phía Bắc Đài Loan thường có mưa lớn từ cuối tháng 10 tới tháng 3. Phía Nam khí hậu nóng hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài Loan thường có bão.
1.3.Thủ đô và các thành phố lớn ở Đài Loan
1.3.1. Đài Bắc (Taipei) là một thành phố lớn nằm ở khu vực phía Bắc Đài Loan và cũng chính là thủ đô của đất nước này. Ngoài phần đảo chính Đài Loan, Đài Bắc còn bao gồm quần đảo Bành Hồ và các đảo nhỏ xung quanh. Không chỉ là thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, Đài Bắc còn là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của cả nước.
Ngoài thủ đô là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị và văn hóa của Đài Loan, một số thành phố lớn cũng đang trên đà phát triển, góp phần phát triển chung vào nền kinh tế khởi sắc của Đài Loan.
1.3.2. Đài Trung có ý nghĩa tương tự như tên gọi “Đài Bắc”, Đài Trung (Taichung) là một thành phố ở phía Tây miền trung Đài Loan. Đài Trung có diện tích khoảng 163 km2, là thành phố lớn thứ ba của Đài Loan, chỉ sau Đài Bắc và Cao Hùng. Thành phố này được xem là trung tâm văn hóa giáo dục của đất nước với nhiều đền đài, khu di tích. Trong thành phố có hơn 10 giáo xứ và có cả trung tâm mục vụ cho người dân lao động di cư từ Philippine. Đài Trung được đánh giá là một thành phố khá thơ mộng về cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu và phong phú về văn hóa, ẩm thực, mua sắm.
1.3.3. Đài Nam: Đài Loan được chia thành ba khu vực chính: Đài Bắc, Đài Trung, và Đài Nam (Tainan) – thành phố nằm ở khu vực phía nam của Đài Loan. Đài Nam là thành phố lớn thứ tư của Đài Loan, nhưng lại là thành phố có lịch sử lâu đời nhất. Nó từng là thủ phủ của Đài Loan trong suốt những năm dài bị thống trị. Trái lại với Đài Bắc, Đài Nam không có nhiều khu công nghiệp sầm uất hay phát triển thương mại mạnh mẽ, mà nơi đây lại nổi tiếng với nền nông nghiệp trù phú, đa dạng.
1.3.4. Cao Hùng (Kaohsiung) là thành phố lớn thứ hai của Đài Loan, chỉ sau thủ đô Đài Bắc. Tuy nhiên, so với Đài Bắc, giao thông đường phố lại rộng rãi và thông suốt hơn với hệ thống tàu điện ngầm và MRT được vận hành từ năm 2008. Cao Hùng nằm ở phía Nam Đài Loan, là trung tâm chế tạo, lọc dầu và vận tải lớn nhất nơi đây. Cảng Cao Hùng là một trong bốn hải cảng lớn nhất thế giới, phần lớn dầu mỏ được nhập vào Đài Loan đều từ khu vực cảng này. Bên cạnh đó, thành phố Cao Hùng còn là trung tâm ngành công nghiệp đóng tàu và là căn cứ hải quân trọng yếu.
1.4.Dân số, ngôn ngữ , tôn giáo, phong tục tập quán và văn hóa:
Dân số:
Dân số Đài Loan tính đến đến năm 2012 vào khoảng 25 triệu người (không tính Kim Môn và Mã Tổ), hầu hết trong số đó cư trú tại đảo Đài Loan. Khoảng 98% là người Hán. Khoảng 2% dân số Đài Loan, vào khoảng 458.000 người được liệt kê là thổ dân Đài Loan. Đài Bắc là nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp đó là Cao Hùng, khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng và Đài Nam.
– Tỉ lệ tăng trưởng dân số: 0.61% (2006, ước tính); 0.81% (2000, ước tính)
– Cơ cấu lứa tuổi: 0-14 tuổi: 19.4% (nam 2.330.951/nữ 2.140.965); 15-64 tuổi: 70.8% (nam 8.269.421/nữ 8.040.169); 65 tuổi trở lên: 9.8% (nam 1.123.429/nữ 1.131.152) (2006, ước tính). Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa.
– Lực lượng lao động: 10,6 triệu (tính theo năm 2005)
– Lao động theo nghề: dịch vụ 58.2%, công nghiệp 35.8%, nông nghiệp 6% (tính theo năm 2005)
– Tỉ lệ lao động thất nghiệp: 4.28% (tính đến tháng 9/2011.)
Kinh tế Đài Loan là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, xuất khẩu tăng trưởng nhanh đã tạo động lực cho sự công nghiệp hóa, nhu cầu về lao động tăng lên. Bên cạnh đó, do cơ cấu tuổi dân số của Đài Loan có xu hướng già hóa nhanh trong những năm gần đây nên Đài Loan đã sớm thực hiện những chính sách chăm sóc người già và trẻ em khá toàn diện, từ đó công việc chăm sóc người già, trẻ em trở thành một ngành nghề phổ biến ở Đài Loan, kéo theo nhu cầu về lao động trong ngành này.
1.5.Ngôn ngữ:
– Tiếng Phổ thông chuẩn (hay còn gọi là tiếng Quan thoại) được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Đài Loan, ngôn ngữ này được đại đa số dân chúng sử dụng, là ngôn ngữ chủ yếu giảng dạy trong trường học. Tiếng Phổ thông là ngôn ngữ chủ yếu trong giảng dạy tại trường học. Một phần lớn dân chúng cũng có thể nói tiếng Đài Loan. Các nhóm thổ dân thì hầu hết nói ngôn ngữ bản địa của họ, các ngôn ngữ thổ dân không thuộc về tiếng Hán hay Ngữ hệ Hán-Tạng mà thuộc Ngữ hệ Nam Đảo.
– Ngoài ra, tiếng anh cũng đang dần trở nên khá phổ biến ở Đài Loan. Tiếng anh khá được đề cao trong trường học Đài Loan.
– Chữ viết là chữ Hán dạng phồn thể.
1.6.Tôn giáo:
Phần đông dân số Đài Loan là người có tôn giáo, họ chủ yếu theo Phật giáo Đại Thừa và đạo Lão. Nhiều người khác theo tín ngưỡng dân gian. Đạo Khổng và văn hóa Khổng Mạnh có một ảnh hưởng lớn trên đời sống tinh thần, đặc biệt trong quan niệm phổ thông về luân thường đạo lí. Theo CIA World Factbook thì từ 80% đến 93% dân số có sự hòa trộn của Phật giáo, Đạo giáo và Đạo Khổng.
Thiên Chúa giáo tại Đài Loan chủ yếu là tín đồ Kháng Cách hay gọi tắt là Tân giáo. Thổ dân Đài Loan theo Thiên Chúa giáo với 64% số người theo tôn giáo này, các nhà thờ là một điểm nhấn khiến các ngôi làng của họ trở nên khác biệt với làng của người Phúc Kiến hay Khách Gia.
Tôn giáo tại Đài Loan (Do chính quyền Đài Loan cung cấp
Tôn giáo | Tỉ lệ |
Phật giáo | 35.1% |
Đạo giáo | 33% |
Vô thần | 14% |
Cơ Đốc giáo | 3.9% |
I-Kuan Tao | 3.5% |
1.7.Đồng tiền Đài Loan:
Đồng tiền chính thức của Đài Loan là Tân Đài tệ hay Đài tệ (NT$), gồm có tiền giấy và tiền kim loại.
– Tiền giấy Đài tệ có các mệnh giá 50 yuan, 100 yuan, 500 yuan, 1.000 yuan, và 2.000 yuan.
– Tiền kim loại Đài tệ có các mệnh giá: 1, 5. 10, 20, 50 yuan và 5 jiao.
8.Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc:
– Hệ thống giao thông ở Đài Loan rất phát triển, đi lại thuận tiện. Sân bay quốc tế ở địa phận tỉnh Đào Viên và Cao Hùng, ngoài ra còn có các sân bay nội địa. Đường cao tốc Bắc Nam và hệ thống đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh, nối liền các vùng với nhau. Trong thành phố có hệ thống ô tô buýt rất phát triển. Tại thành phố Đài Bắc và Cao Hùng có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại. Mọi người đều tuân thủ luật lệ giao thông, đi đúng phầnđường quy định, ngồi trên xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm.
– Mạng lưới thông tin liên lạc của Đài Loan cũng rất phát triển, số lượng máy điện thoại vào loại cao nhất trên thế giới cho nên việc liên lạc bằng điện thoại, fax, email cả nội địa và ra ngoài Đài Loan khá dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể gọi điện thoại ở các “bốt” điện thoại công cộng trên đường phố bằng cách mua thẻ gọi điện thoại bằng cách mua thẻ điện thoại trong những cửa hàng ELEVEN có trên toàn Đài Loan, tại đây còn có cả dịch vụ fax và một số dịch vụ khác.
II. Thông tin về lao động di cư
►Tình hình lao động di cư:
-Đài Loan là vùng lãnh thổ khá phát triển vì vậy tại các ngành nghề lao động chân tay,nặng nhọc, người dân địa phương không đoài hoài đến mà chủ yếu là lao động nước ngoài như lao động Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Bản thân nước Đài Loan không xuất khẩu lao động sang các nước khác.
-Loại hình ngành nghề phổ thông tại Đài Loan chủ yếu là công nhân nhà máy, nhân viên trong các nhà dưỡng lão, giúp việc gia đình và ngành nghề đánh bắt cá xa bờ.
►Những nét chính về luật nhập cư, quy định xin visa:
A. Xin visa lao động:
Công dân Việt nam đủ 20 tuổi muốn đi lao động có thời hạn tại Đài Loan phải thông qua một Công ty môi giới lao động của Việt Nam. Công ty môi giới lao động Việt Nam này phải có giấy phép xuất khẩu lao động của Chính phủ Việt Nam và được Uỷ ban Lao động Viện Hành chính Đài Loan xác nhận. Hồ sơ xin cấp visa lao động cần có đầy đủ bản chính và bản copy các loại giấy tờ như sau:
1. Hộ chiếu Việt Nam có hạn sử dụng ít nhất 6 tháng theo thông lệ quốc tế.
2. Form khai xin cấp visa lao động, form khai này do Văn phòng chúng tôi cung cấp miễn phí. Mỗi người lao động cần đọc kỹ các qui định được in ở mặt sau mỗi tờ form khai và đích thân ký tên.
3. Hai ảnh 4×6 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất.
4. Giấy phép chiêu mộ do Uỷ ban Lao động Viện Hành chính Đài Loan cấp (các giấy phép có mã số 002; 007; 016).
5. Giấy phép nhập cảnh do Uỷ ban lao động Viện Hành chính Đài Loan cấp (nộp kèm theo giấy phép chiêu mộ mã số 016).
6. Phiếu thẩm định hồ sơ thuê lao động Việt Nam đến làm việc có thời hạn tại Đài Loan do Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc cấp.
7. Thư yêu cầu của chủ thuê lao động.
8. Giấy uỷ quyền của chủ thuê lao động.
9. Hợp đồng lao động được ký giữa người lao động và chủ thuê.
10. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ lao động tại nước ngoài do một trong các bệnh viện Bạch Mai, Saint Paul, Giao Thông Vận Tải I, bệnh viện Trung ương Huế, Chợ Rẫy, Thống Nhất cấp và chỉ có hiệu lực 3 tháng kể từ ngày cấp.
11. Chứng chỉ học nghề hướng nghiệp.
12. Lý lịch tư pháp có hiệu lực trong 6 tháng kể từ ngày cấp.
13. Bản cam kết về lương và chi phí khác của lao động nước ngoài sang làm việc tại Đài Loan có chữ ký xác nhận của người lao động, chữ ký và con dấu của giám đốc công ty môi giới Việt Nam và cơ quan chủ quản cấp nhà nước của công ty môi giới Việt Nam đó.
14. Bản cam kết vay nếu có khoản vay.
15. Hoá đơn thu phí chi tiết của công ty môi giới Việt Nam đối với người lao động.
B. Luật nhập cư, cư trú tại Đài Loan:
Nếu dùng thị thực cư trú nhập cảnh, trong vòng 15 ngày sau khi nhập cảnh cần làm thủ tục xin cấp thẻ cư trú:
►Những nét chính về Luật lao động, giấy phép lao động:
– Một số nét chính về luật lao động của Đài Loan:
+ Hợp đồng lao động là 3 năm. Tối đa người lao động có thể làm việc tại Đài Loan là 12 năm.
+Lương căn bản : 18.780 NDT/tháng trên 8h lao động ( tương đương 14.000.000 VNĐ). Mức lương cơ bản tính theo giờ tăng lên 103 NT$.
+ Về mức đóng tiền bảo hiểm lao động: Mức bảo hiểm lao động phải nộp/tháng = [18.780 NT$ (mức lương tham gia bảo hiểm) x 7,5% (tỉ lệ đóng bảo hiểm) x 20% (phần người lao động chi trả)] = 282 NT$/tháng.
+ Về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động nước ngoài:
a) Đối với người lao động nước ngoài cư trú tại Đài Loan chưa đủ 183 ngày trong một niên độ thuế (từ 01/01 đến 31/12):
Trường hợp có thu nhập từng tháng từ 1,5 lần tiền lương cơ bản, tức là từ 28.170 NT$/tháng trở lên thì khấu trừ 18% tổng thu nhập. Công thức tính như sau:
Tiền thuế phải nộp/tháng = thu nhập hàng tháng x 18%
Trường hợp có thu nhập từng tháng dưới 1,5 lần tiền lương cơ bản, tức là dưới 28.170 NT$/tháng thì khấu trừ 6% tổng thu nhập. Công thức tính như sau:
Tiền thuế phải nộp/tháng = thu nhập hàng tháng x 6%
b) Đối với người lao động nước ngoài cư trú tại Đài Loan đủ 183 ngày trở lên trong một niên độ thuế, thì khấu trừ 5% thu nhập phải chịu thuế. Công thức tính như sau:
[Tiền thuế phải nộp/năm = (tổng thu nhập/năm – mức miễn thuế – mức khấu trừ tiêu chuẩn – mức khấu trừ lương) x 5%]+ Về vấn đề tiền ăn, ở: Ủy ban lao động quy định các nước có đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan thu mức quy định từ 0 đến 2.500 NT$/tháng.
+ Lao động nước ngoài bỏ việc và mất liên lạc liên tục 3 ngày hoặc quan hệ thuê mướn chấm dứt thì chủ sử dụng trong vòng 3 ngày phải thông báo sự việc bằng văn bản cho cơ quan chủ quản và cơ quan cảnh sát địa phương.
-Giấy phép lao động: Trong vòng 15 ngày sau khi lao động nhập cảnh, củ sử dụng phải đến Uỷ ban lao động Đài Loan xin giấy phép thuê lao động. Khi giấy phép lao động gần mãn hạn, nếu chủ sử dụng đồng ý tiếp tục thuê lao động đó thì chủ sử dụng phải xin giấy phép gia hạn thuê lao động với Uỷ ban lao động trong vòng 60 ngày trước khi giấy phép thuê lao động cũ mãn hạn
Ngày tháng: October 10, 2024